Lệ Giang là một trong 4 thành phố tượng trưng cho 4 mùa của tình Vân Nam lần lượt là: Côn Minh (Xuân Thành), Đại Lý (Hạ Thành), Cảnh Hồng (Thu Thành) và Lệ Giang (Đông Thành). Thành phố Lệ Giang nằm trên cao nguyên Vân Quí cao 2400M phía tây bắc của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cách thủ phủ tỉnh Vân Nam là TP Côn Minh hơn 500Km
Về mặt hành chính, Thành phố Lệ Giang có 1 quân nội đô là quận Cổ Thành; 2 huyện ngoại thành là Huyện Vĩnh Thắng và Huyện Hoa Bình; 2 khu tự trị là huyện tự trị dân tộc Nạp Tây Ngọc Long ( tức người Xavi) và Huyện tự trị dân tộc Di Ninh Lạng (ở Việt Nam là người Lô Lô)
Quận Cổ Thành là nơi được gọi là Thành Cổ Lệ Giang là di sản thế giới từ năm 1997
Thành cổ Lê Giang hay đô thị cổ Lệ Giang hay phố cổ Lệ Giang (Có phần giông như Hội An của Việt Nam) thuộc quận Cổ Thành TP Lệ Giang. Khu phố cổ Lệ Giang tuyệt đẹp cả về phong cảnh và lịch sử và là nơi sinh sống của nhiêu dân tộc trong đó, ngoại trừ người Hán, người Nạp Tây (hay Na-xi) và người Tạng chiếm số lớn
Phố cổ Lệ Giang có lịch sử lâu đời hơn 800 năm. Lệ Giang được xây vào cuối đời Tống, đầu đời Nguyên và tiếp tục xây dựng vào đời nhà Minh và nhà Thanh. Trước cửa các ngôi nhà tại khu phố cổ Lệ Giang người ta đều trồng dương liễu và có suối nước chảy qua.. Vì hệ thống đường thủy chằng chịt này nên Lệ Giang còn được gọi là"Venezia của phương Đông". Lệ Giang chỉ rộng 3,8 Km2 có đến 354 chiếc cầu (bình quân cứ 1 km² có 93 cầu) . Nguồn nước đổ về các kênh rạch ở thành cổ Lệ Giang là nước từ núi tuyết Ngọc Long sau đó đổ ra sông Ngọc Hà
Phủ họ Mộc vốn là nơi ở của thủ lĩnh của Lệ Giang. Tương truyền rằng thủ lĩnh họ Mộc cho rằng nếu xây thành có nghĩa là tự giam mình vì chữ mộc (木) nếu đóng khung xung quanh sẽ thành chữ khốn (困), nghĩa là bị vây hãm, trói buộc, nên đã không xây thành xung quanh để bảo vệ. Chính vì vậy, thành cổ Lệ Giang được gọi là thành mà không có tường thành
Phố trung tâm của khu phố cổ này là phố Tứ Phương. Từ con phố chính sẽ dẫn đến những con phố cũ đầy ngóc ngách của khu phố Cổ
Tháng 2 năm 1996 trận động đát 7,2 độ rich te đã phá hủy một phần ba khu phố cổ. Sau thảm hoạ ấy, chính quyền Trung Quốc cùng các tổ chức quốc tế đã đổ rất nhiều tiền để khôi phục lại kiến trúc và cuộc sống của người dân địa phương trở lại gần như xưa. Song, cũng chính trận động đất kinh hoàng ấy lại khiến Lệ Giang trở nên nổi tiếng và từ đó du lịch Lệ Giang ngày càng phát triển.