Công ty du lịch tại Hà Nội cam kết chất lượng đến cùng

Các điểm du lịch tại Mũi Né Bình Thuận

Mũi Né và Hàm Tiến là hai phường thuộc thành phố Phan Thiết năm dọc theo bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp. Từ một dải bờ biển hoang vu với các đồi cát đỏ như sa mạc nằm rất xa đường giao thông, chỉ có lác đác vài xóm chài nghèo, Mũi Né và Hàm Tiến đã mọc lên hàng trăm khu resort và được mệnh danh thủ phủ resort của Việt Nam. Công ty Hanoi Etoco giới thiệu đến du khách các điểm tham quan khi đi du lịch Mũi Né Bình Thuận

Cù Lao Câu

Cù Lao Câu thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong. Đây là một đảo vắng, nằm cách điểm gần nhất của đất liền khoảng gần 10km, đi tàu từ đất liền ra hết khoảng 1 giờ 30 phút. Trên đảo có hàng ngàn khối đá với hình thù rất độc đáo, xen kẽ là những thảm cỏ xanh mượt. Nơi đây được quy hoạch làm khu bảo tồn sinh vật biển và là điểm du lịch sinh thái biển rất hấp dẫn.

Đảo Phú Quý

Phú Quý hay còn gọi là Cù Lao Thu là một hòn đảo nhỏ nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 120km, ấn tượng đầu tiên của bạn khi đặt chân đến đây là khung cảnh rất hoang sơ và gần như chưa có sự đụng chạm của các dịch vụ du lịch chuyên nghiệp. Không chỉ hấp dẫn du khách bởi nhiều nhiều bãi tắm như vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi Nhỏ – Gành Hang, hòn Tranh… mà Phú Quý còn có nhiều danh thắng cho bạn khám phá.

Mũi Kê Gà

Mũi Kê Gà nằm tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, cách Phan Thiết khoảng 20 km. Nếu Phan Thiết nổi tiếng với những bãi biển đẹp, bãi cát dài trắng mịn, thì Mũi Kê Gà lại có thêm những phiến đá kỳ lạ xếp thành đủ hình thù gợi sự hiếu kỳ cho du khách.

Trường Dục Thanh

Đây là ngôi trường do các sĩ phu yêu nước sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân tại Trung Kỳ. Ngôi trường Dục Thanh còn ghi dấu quãng thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân dạy học trước khi vào Sài Gòn. 

Tháp Chàm Poshanư

Tháp Poshanư nằm trên đồi Bà Nài, phường Phú Hài, cách trung tâm Phan Thiết 7 km. Tháp Chàm Poshanư là một nhóm di tích còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa. Tháp có phong cách kiến trúc Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí.

Công viên Tượng cát Forgotten Land

Công viên Tượng cát Forgotten Land nằm trên đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết. Khai trương từ 29/01/2017, với diện tích khoảng 1,3 ha trưng bày rất nhiều tác phẩm nghệ thuật từ vật liệu hoàn toàn 100% cát tự nhiên tại Phan Thiết và chỉ với trộn nước, ngoài ra không hề có trộn phụ gia. Điều đặc biệt là những bức tượng khổng lồ tại đây được hoàn thành bởi các nhà điêu khắc chuyên nghiệp đến từ 12 quốc gia như Hà Lan, Canada, Brazil, Mỹ, Nhật…

Lâu đài rượu vang RD

Tọa lạc tại số 706B Mũi Né, Lâu đài rượu vang RD mang lối kiến trúc trung cổ của châu Âu với khu quảng trường rộng lớn, mái vòm cổ kính nhưng không kém phần trang nhã, sang trọng, những tháp canh cao vút trải tầm nhìn ra không gian tươi xanh của Sea Links City.

Bãi đá Ông Địa

Bãi đá Ông Địa là một bãi biển đẹp, trong xanh với những mỏm đá, bãi đá nhô ra ngoài mặt biển, thuộc phường Hàm Tiến, nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 9–10 km. Sở dĩ có tên Bãi đá Ông Địa vì ở đây có một tảng đá có hình thù giống Ông Địa đang ngồi nhìn vào đất liền. Tảng đá này được hình thành từ tự nhiên. Đầu tiên, một vài người dân sinh sống ở đây cho rằng đây là “Ông Địa” mà trời ban tặng, họ bắt đầu lập am, thắp nhang để cầu tài lộc, buôn may bán đắt. Trải qua bao thăng trầm biến động của thời gian cũng như sóng biển bào mòn, bãi đá Ông Địa giờ đây không còn nguyên vẹn như xưa nữa nhưng với niềm tin chân chất đã có từ lâu nên người dân nơi đây đã xây lại am thờ và tạc lại tượng ông Địa

Làng chài Mũi Né

Làng chài Mũi Né năm bên con đường Huỳnh Thúc Kháng có một sức quyến rũ đến lạ từ buổi bình minh cho đến khi mặt trời khuất dạng. Ngay tại lối vào làng bạn đã có thể chứng kiến cảnh hàng trăm tàu thuyền đánh cá đầy màu sắc sặc sỡ neo đậu trên mặt nước. Cách cảng không xa là một khu chợ nhỏ đầy màu sắc với vẻ đẹp yên bình của những hàng dừa bao quanh. Tại đây, du khách có thể mua hải sản tươi sống giá rất rẻ và thuê người dân chế biến và ăn tại chỗ. Tuy nhiên, địa điểm ăn trong lán nên khá nóng và vệ sinh môi trường xung quanh không được tốt.

Suối Hồng (Suối Tiên)

Suối Hồng hay còn gọi là suối Tiên là một trong những điểm đến nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua khi đến du lịch Phan Thiết, nơi đây được du khách ưu ái đặt tên là “Bồng lai tiên cảnh”, bởi bên cạnh suối là những đồi nhũ đá tự nhiên có màu đỏ và trắng.

Đồi cát Mũi Né

Đồi cát Mũi Né hay Đồi Cát Bay là một trong những bãi cát trải dài trên một diện rộng. Được hình thành từ rất lâu đời, cát ở đây có nhiều màu, chủ yếu là vàng, trắng ngà, đỏ sậm, đỏ nhạt… trộn lẫn vào nhau trông rất đẹp mắt. Nét độc đáo là sau mỗi đợt gió lớn hoặc qua một đêm thì đồi cát lại có hình dáng mới. Gió tạo đồi cát thành vô số hình thù kỳ thú. Thời gian tham quan thích hợp nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.

Bàu Trắng

Bàu Trắng là tên một hồ nước ngọt cách Mũi Né khoảng 35km thuộc huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Bàu Trắng chia thành 2 phần bởi một đồi cát vắt ngang qua. Nhân dân ở đây từ xưa đã gọi là Bàu Ông và Bàu Bà. Bàu Bà rộng hơn Bàu Ông. Độ sâu của Bàu Bà là 19m vào mùa mưa. Xung quanh Bàu Bà trồng rất nhiều sen (nên nơi đây còn có tên là Bàu Sen). Thế nhưng, chính việc trồng sen tại khu vực này khiến cho cảnh quan thêm phần đặc sắc. Đồi cát gắn liền với Bàu Trắng từ hàng nghìn năm nay, giờ được ví như một tiểu sa mạc Sahara của Bình Thuận. Thời điểm phù hợp để đến Bàu Trắng là sáng sớm, khi bình minh lên. Lúc này ngoài vẻ đẹp của đồi cát, bạn còn có cơ hội săn những bức ảnh tuyệt vời trước khi một ngày mới bắt đầu. Thời gian này nhiệt độ đồi cát cũng vẫn chưa cao nên không nóng.

Biển Cổ Thạch

Cổ Thạch thuộc huyện Tuy Phong, cách Phan Thiết khoảng 100 km. Cũng như nhiều bãi biển “hẻo lánh” ở Bình Thuận, biển Cổ Thạch vẫn còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, nước biển trong xanh. Bãi biển ở Cổ Thạch là một quần thể đá và cát, có những bãi đá gồm nhiều loại đá nhỏ, tròn, dẹp, nhiều sắc màu, được người dân địa phương gọi là đá bảy màu. Bãi đá này hình thành từ tự nhiên do tác động của thủy triều, hải lưu và nước biển. Riêng với dân nhiếp ảnh, mùa Cổ Thạch đẹp nhất là vào tháng 3, cũng là mùa “đi săn rêu”. Khi đó, gần như toàn bộ các tảng đá lớn ở Cổ Thạch đều phủ lên mình một bộ áo rêu xanh thẫm, rồi dần ngả vàng dưới ánh nắng chói chang.

Bãi biển Cam Bình – La Gi

Nằm sát quốc lộ 55, bãi tắm Cam Bình – La Gi là một trong những điểm du lịch mới rất hấp dẫn du khách. Bãi biển La Gi thuộc tỉnh Bình Thuận và nằm tiếp giám với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
Cù Lao Câu, Bình Thuận Cù Lao Câu, Bình Thuận Cột cở chủ quyền trên đảo Phú Quý Bình Thuận Cột cở chủ quyền trên đảo Phú Quý Bình Thuận Hải đăng Kê Gà, Mũi Kê Gà, Bình Thuận Hải đăng Kê Gà, Mũi Kê Gà, Bình Thuận Tháp Chàm Poshanư TP Phan Thiết, Bình Thuận Tháp Chàm Poshanư TP Phan Thiết, Bình Thuận Đồi Cát Mũi Né hay còn gọi đồi cát đỏ Mũi Né, Bình Thuận Đồi Cát Mũi Né hay còn gọi đồi cát đỏ Mũi Né, Bình Thuận Biển Cổ Thạch hay còn gọi bãi đá bảy màu tại Bình Thuận Biển Cổ Thạch hay còn gọi bãi đá bảy màu tại Bình Thuận
Các điểm du lịch tại Mũi Né Bình Thuận đạt 4.15 / 5 với 15 đánh giá