Hanoi Etoco - 142 Lê Duẩn, Hà Nội

Làm gì khi bị sứa biển đốt, cách chữa sứa cắn khi tắm biển

Hanoi Etoco © Since 2001 - Chất lượng tạo nên giá trị !

Các tour đang HOT giá RẺ, đúng thời điểm

Sứa biển nguy hiểm như thế nào Làm gì khi bị sứa biển cắn, đốt

Sứa biển gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vui chơi và tắm biển của bạn, nếu bạn bị Sứa biển cắn, chỗ viết cắn có hiện tượng ngứa và bỏng rát. Phương pháp chữa trị hiệu quả nhanh nhất thế nào?
ETOCO Travel chia sẻ với bạn cách chữa trị sứa biển cắn một cách hiệu quả nhất được nhiều người áp dụng.

Phải làm gì khi bị Sứa Biển Cắn

Sứa biển có các xúc tu với hàng triệu tế bào chứa chất gây dị ứng và gây độc, vì vậy nếu vô tình chạm vào sứa khi đang tắm biển, các chất độc này sẽ bám vào da, xâm nhập vào cơ thể bạn. Tùy từng loại sứa có chất độc cao hay thấp, cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nếu nhẹ thì chỉ phản ứng ngoài da như nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều. Ở thể nặng như đau đầu, tức ngực, tím tái, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt,… có thể dẫn đến ngưng thở, hôn mê và tử vong.

Các biểu hiện và triệu chứng khi bị Sứa biển cắn.

  • Khi bị sứa cắn, biểu hiện nhẹ thường chỉ là các phản ứng ngoài da như ngứa, rát, nổi mẩn đỏ, toàn thân thấy khó chịu, chỗ vết thương có dạng xoắn hoặc thẳng nổi đầy bọng nước.
  • Biểu hiện nặng của người bị sứa cắn như đau đầu, người tím tái, bị tức ngực, khó thở, ra mồ hôi nhiều, buồn nôn, nôn ói, bị đau bụng, tiêu chảy nhiều, tụt huyết áp, mạch đập nhỏ, nhanh… cần đưa đến bệnh viện ngay để tránh bị sốc phản vệ.
  • Ngoài ra, ở tình trạng bán cấp, thường là sau 15 phút bị sứa cắn, bàn tay, bàn chân người bệnh bị ngứa, nổi mẩn từng vùng da 1 rồi nổi mề đay khắp thân, mạch đập nhanh, huyết áp thấp, khó thở, ho khan, ra mồ hôi nhiều, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, chảy nước mắt, nước mũi… cần đưa đến bệnh viện

Phương pháp chữa trị khi bị sứa biển cắn

  • Lập tức đưa người bị sứa đốt ra khỏi vùng nguy hiểm có sứa
  • Nhổ toàn bộ các xúc tu bám vào da bằng dụng cụ sạch (đeo bao tay hoạc túi ni long)
  • Hạn chế tối đa chạm tay vào vết đốt tránh gây nhiễm trùng và làm lan rộng vết thương.
  • Rửa vết đốt bằng giấm hay nước biển, cồn, soda, ammoniac, nước cốt chanh pha loãng (tỉ lệ nước giấm, cồn, soda, ammoniac, nước cốt chanh pha loãng với nước ngọt là 1:10) để làm sạch các chất độc
  • Giảm đau bằng nhiệt như ngâm vùng da bị đốt trong nước nóng ( khoảng 40-450 C)

  • Phải làm gì khi bị sứa đốt, bôi thuốc gì?
  • Trẻ em: Thoa kem corticoid, kháng histamin lên da để giảm sưng, ngứa
  • Người lớn: Để giảm đau khi bị sứa cắn, có thể uống paracetamol, thoa kem corticoid, kháng histamin để giảm ngứa, sưng trên da
  • Trị đau bằng thuốc giảm đau. Nếu bị đau dữ dội, bạn có thể uống thuốc giảm đau với liều lượng được khuyến nghị

Sau khi sơ cứu vẫn nên theo dõi trong 8 tiếng, nếu trẻ còn cảm thấy đau, triệu chứng như khó thở, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn… thì nên đưa đến bệnh viện thăm khám ngay.

* Chú ý: Không nên sử dụng nước ngọt hoạc nước ấm để tránh làm vết thương thêm nghiêm trọng.

Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
Làm gì khi bị sứa biển đốt, cách chữa sứa cắn khi tắm biển đạt 4.17 / 5 với 17 đánh giá