Khám phá cây cầu 500 tuổi đẹp nhất miền bắc Được coi Là 1 trong 3 cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam ( cầu Thanh Toàn tại Huế, cầu Chùa tại Hội An cùng cầu Ngói chợ Lương tại Nam Định) trải qua тһäпɡ тгầᴍ 500 năm, quyến rũ lòng người bởi vẻ cổ kính, mộc mạc.
Cầu Ngói chợ Lương Hải Hậu Nam Định
Cầu Ngói chợ Lương nổi tiếng với câu ca dao: Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề, là cây cầu ngói bắc qua sông Trung Giang, nay thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Theo như câu đối ghi trên cổng cầu: “Lê Hồng Thuận tứ tính thủy mưu giá ốc biệt thành giang thượng lộ/ Hoàng Khải Định thất niên trùng tấp dư lương y cựu kính trung đề”.
Tạm dịch là: “Đời Hồng Thuận (1509-1515), 4 họ tính kế dựng nhà trên cầu thành đường trên nước/ Đời Khải Định thứ bảy (1922) tu sửa như cũ, từng bậc xếp nên gương”.
Như vậy, 500 năm trước, cây cầu Ngói nổi tiếng Nam Định đã được kỳ công xây dựng theo dáng “Thượng gia hạ kiều” – trên nhà dưới cầu. Ban đầu, cầu được lợp bối (cỏ tranh dùng làm mái nhà). Khi trùng tu, cầu được lợp lại bằng ngói. Với mục đích đảm bảo thông suốt giao thông của người dân xưa.
Cầu Ngói chợ Lương Nam Định có gì đặc biệt
- Cầu Ngói chợ Lương (Hải Hậu, Nam Định) cùng với cầu Thanh Toàn (Huế), cầu Chùa (Hội An) là 3 cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam, được phát hành tem năm 2012
- Cầu Ngói là kiểu cầu “thượng gia hạ trì “, tức là trên là nhà, dưới là ao, sông. Trên đầu cầu có 4 chữ Hán: Quần phương xã kiều, nghĩa là Cầu xã Quần Phương. Cầu ngói được xây trên 18 cột đá vuông, xếp thành 6 hàng đỡ 9 gian cầu. Những khối đá xếp với tảng gỗ nhìn chênh vênh nhưng thật ra rất chắc chắn qua sự tính toán rất chi tiết của người xưa, lòng cầu rộng 2m gồm nhiều thanh gỗ lim trên hàng dầm uốn cong. Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang và cũng uốn cong theo thành cầu. Phía ngoài hành lang là lan can với các đố thượng, đố hạ, con song. Cầu Ngói thể hiện kỹ thuật chạm mộc, đục đá, mỹ thuật tạo bộ khung nhà cầu, vừa cong uốn lượn lại vừa chính xác trong các chi tiết để cây cầu chắc chắn và thẩm mỹ.
Từ mấy trăm năm nay, cây cầu là nơi qua lại của người dân khi đi chợ Lương, đi chùa Lương lễ Phật. Cầu còn là nơi ngồi hóng gió, ngắm trăng, hò hẹn của nhiều đôi nam nữ.
“Năm 1990, cầu Ngói được xếp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia. Hàng năm, cầu đón nhiều đoàn khách nước ngoài từ Pháp, Anh… về tìm hiểu kiến trúc, tham quan”.
Vẻ đẹp của cây cầu này cũng đi vào bài thơ ‘Đợi’ của nhà thơ Vũ Quần Phương, sau này được nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc với câu hát ‘Em đứng trên cầu đợi anh, đứng một ngày đất lạ thành quen, đứng một đời em quen thành lạ…’.
Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ