Công ty du lịch tại Hà Nội cam kết chất lượng đến cùng

Thông tin Du lịch Thanh Hóa - Phần 2

Các điểm du lịch lịch sử ở Thanh Hóa

Thái miếu Hậu Lê Thanh Hóa

Thái miếu nhà Hậu Lê hiện tọa lạc tại phố Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa. Thái miếu nhà Hậu Lê thờ tự đầy đủ nhất các vị vua, các vị hoàng hậu, hoàng Thái hậu, Triệu tổ, Hiển tổ, Tuyên tổ cùng các vị vương công, đại thần, các anh hùng nghĩa sĩ Lam Sơn... Năm 1995, Thái miếu nhà Hậu Lê được cấp bằng Di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia

Đền Bà Triệu Thanh Hóa

Đền Bà Triệu thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, là nơi thờ tự vị nữ anh hùng dân tộc Việt tên là Triệu Thị Trinh, người đã có công đánh đuổi quân xâm lược Đông Ngô (Trung Quốc) vào giữa thế kỷ thứ 3. Bà được vua Lý Nam Đế sai lập miếu thờ, phong là "Bậc chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân".

Đền Thờ Mai An Tiêm Thanh Hóa

Thuộc xã Nga Phú huyện Nga Sơn. Cách huyện lỵ Nga Sơn 5 km về phía đông Bắc. Ngôi đền này chứa một huyền thoại được lưu truyền từ bao đời nay. Mai An Tiêm là người có công khai phá xây dựng đất Nga Sơn từ buổi bình minh của đất nước, An Tiêm được coi là ông tổ của nghề trồng dưa hấu tại Việt Nam.

Phủ Trịnh Thanh Hóa

Phủ Trịnh ( Phủ Từ) được xây dung ở vùng đất cổ Biện Thượng (xã vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc ngày nay). Đây là nơi thờ cúng tổ tiên, cũng là hành dinh của Nhà Trịnh trên đất Thanh Hóa trong công cuộc “phò Lê, diệt Mạc”. Phủ Trịnh đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia

Khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa

Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng 200 ha, nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, và cho xây dựng ở quê hương Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh - còn được gọi là Tây Kinh (để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội) có nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua. Khu di tích Lam Kinh phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ. Năm 2013, khu di tích này được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Đền Thờ Lê Hoàn Thanh Hóa

Đền Lê Hoàn  (Lê Đại Hành) ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ công lao của Người, nhân dân đã lập đền thờ ngay trên mảnh đất mẹ con Vua đã ở. Tại đền còn bảo tồn được những tài liệu, hiện vật cổ từ thời Lý, Trần. Đền thờ Lê Hoàn hiện được xem là ngôi đền cổ bậc nhất xứ Thanh, được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt năm 2018

Đền thờ Lê Lai Thanh Hóa

Đền thờ Lê Lai (đền Tép) được xây dựng tại làng Thành Sơn, xã Kiên Thọ, đây là quê hương Lê Lai. Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai, là nơi hậu thế tỏ lòng thành kính, ngưỡng vọng bậc danh tướng nhà Lê – Ông là người có công lớn giúp Lê Lợi gây dựng sự nghiệp, đặc biệt, ông đã hy sinh thân mình để cứu Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của giặc Minh và được hậu thế ngợi ca là tượng đài về lòng trung quân ái quốc.

Khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường Thanh Hóa

Khu lăng miếu Triệu Tường tại thôn Gia Miêu, xã Hà Long Huyện Hà Trung. Di tích lăng miếu Triệu Tường được vua Gia Long cho xây dựng năm 1803. nơi phát tích của 9 chúa, 13 vua triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc tưởng niệm, miếu thờ của vương triều Nguyễn, được xây dựng với quy mô lớn, có giá trị đặc biệt về kiến trúc và nghệ thuật trang trí điêu khắc. khu di tích lăng miếu Triệu Tường đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Thành nhà Hồ Thanh Hóa

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ). Thành Nhà Hồ nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc. Thành được xây dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011 Thành nhà Hồ được Unesco công nhận di sản văn hoá thế giới.

Các điểm du lịch cách mạng ở Thanh Hóa

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa

Cầu Hàm Rồng, TT. Tào Xuyên, Thanh Hoá. Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Cây cầu gắn liền với những thăng trầm lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ của dân tộc, cây cầu này còn có tên gọi khác là: Cầu 19 tháng 5. Cầu được xây dựng lại và khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1964. Từ tháng 12-2000, sau khi cầu Hoàng Long khánh thành, cầu Hàm Rồng chỉ phục vụ chủ yếu cho ngành đường sắt.

Chiến khu Ba Đình Thanh Hóa

Chiến Khu Ba ĐìnhThuộc địa phận xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, cách huyện lỵ 4 km. Gọi là Ba Đình, vì gồm ba làng: Mỹ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh. Ba Đình được bao quanh mấy con sông: sông Hoạt, sông Chính Đại, sông Lèn, sông Báo Văn. Đây là một căn cứ của nghĩa quân Cần Vương dưới sự lãnh đạo của Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, cầm cự với quân Pháp thời kỳ 1887 - 1888.

Chiến khu Ngọc Trạo Thanh Hóa

Chiến khu và đội du kích Ngọc Trạo được thành lập ngày 19 - 9 - 1941 tại làng Ngọc Trạo, tổng Trạc Nhật, nay là xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành. Đây là căn cứ địa, là lực lượng vũ trang tập trung đầu tiên của Thanh Hóa.

Các điểm du lịch tâm linh ở Thanh Hóa

Đền Độc Cước Sầm Sơn Thanh Hóa

Đền Độc Cước nằm trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thành phố Sầm Sơn, ngay cạnh bãi biển Sầm Sơn. Đền được xây dựng vào thời nhà Trần. Đền mang tên Độc Cước (nghĩa là một chân), thờ vị thần mang cùng tên, một vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Năm 1962 đền được xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Đền Cô Tiên Sầm Sơn Thanh Hóa

Ngôi đền Cô Tiên nằm trên đỉnh hòn Đầu Voi cuối dãy núi Trường Lệ về phía Tây Nam. Đền Cô Tiên được xây dựng vào thời Lý theo kiểu kiến trúc cổ, gồm 3 lớp: Tiền Đường, Trung Đường và Hậu Cung. Ngôi đền này thờ một người con gái làm nghề thuốc cứu nhân độ thế. Ngôi đền đã được xếp hạng Di Tích quốc gia năm 1962.

Chùa Mật Đa Thanh Hóa

Địa chỉ: Phường Nam Ngạn, TP.Thanh Hóa. Đây là một ngôi chùa mang đậm nét nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Chùa được xây dựng với kết cấu khung gỗ lim, có chạm trổ hoa văn, mái cong lợp ngói. Các pho tượng Phật uy nghiêm nơi Tam Bảo, Bên trong chính diện là bức đại tự sơn son thếp vàng chạm 3 chữ ‘‘Mật Đa Tự ’’. Đây là một ngôi chùa cổ kính và thiêng liêng nhất ở Thanh Hóa.

Chùa Vồm Thanh Hóa

Chùa Vồm(hay còn gọi là chùa Đại Hùng) phường Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa là một ngôi chùa được xây dựng dưới chân núi Bàn A vào thế kỷ 19 dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460). Ngôi chùa có thế dựa vào núi đá, được dãy núi và tầng tầng lớp lớp cây xanh mướt che chở tạo nên một không gian bình yên, tĩnh lặng pha chút nét kì bí, hoang sơ.

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh Thanh Hóa

Nằm trên địa bàn xã Văn Lộc, Hậu Lộc tuổi đời gần 900 năm tuổi (thời nhà Lý).Theo sử sách ghi chép, chùa do Chu Thiện Hạo, giữ chức Thông phán quận Cửu Chân, đứng ra đốc thúc xây dựng. Trong Chùa hiện còn giữ được rất nhiều di vật bằng gốm, có hoa văn thời Lý…Các hiện vật trang trí nội thất ở trong chùa còn khá đầy đủ và được nhà sư bảo vệ chu đáo

Đền Sòng Sơn Thanh Hóa

Đền Sòng Sơn ở Phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn,Tỉnh Thanh Hoá. Đền Sòng Sơn được xây dựng vào thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông( 1740- 1786) là nơi thờ Nữ Thần Vân Hương- Bà Chúa Liễu Hạnh hay Thánh mẫu Liễu Hạnh. một trong Tứ bất tử của người Việt Nam. Đây được coi là một trong các nôi đền linh thiêng nhất xứ Thanh

Linh thiêng đền Cô Chín Thanh Hóa

Đền Chín Giếng (còn gọi là Đền Cô Chín) cách đền Sòng Sơn 1km về phía Đông, thuộc Trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống Sơn, Thanh Hóa. Đền là nơi thờ Cửu Thiên Huyền Nữ - con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế.. Được khởi dựng cùng thời với Đền Sòng Sơn (Thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông 1740 -1786). Đền Cô Chín cũng là điểm đến linh thiêng được nhân dân Thanh Hóa và du khách thập phương ghé thăm.

Các làng nghề ở Thanh Hóa

Nghề Dệt Chiếu Nga Sơn Thanh Hóa

Làng nghề dệt chiếu Nga Sơn Nga Sơn nơi có 8 xã trồng cói để dệt chiếu. Chiếu cói Nga Sơn từ lâu đã trở thành thương hiệu nổi bật của xứ Thanh. Chiếu cói Nga Sơn được nhiều người yêu thích bởi nó hoàn toàn là sản phẩm dệt thủ công, sợi chiếu nhỏ, mềm và óng mượt. Chiếu rất phong phú về kiểu dáng cũng như màu sắc trang trí.

Nghề Chạm khắc đá làng Nhồi Thanh Hóa

Làng Nhồi, gồm có Nhồi Thượng và Nhồi Hạ nay thuộc địa phận các phường An Hưng và Đông Tân, thành phố Thanh Hóa. Nghề chạm khắc đá làng Nhồi có từ thời nhà Lý và vẫn được lưu giữ, phát triển tới bây giờ trở thành một cái tên nổi bật trong các làng nghề Thanh Hóa.

Nghề dệt thổ cẩm làng Ngọc Thanh Hóa

Nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở làng Ngọc đã có từ rất lâu đời. Với đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và niềm đam mê những cô gái Mường đã làm cho nghề dệt thổ cẩm trở thành một sản phẩm độc đáo. Nghề truyền thống này đã và đang được bảo tồn, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đó thực sự là nét đẹp văn hoá cổ truyền của đồng bào dân tộc Mường xứ Thanh.

Nghề làm hương làng Đông Khê Thanh Hóa

Làng Đông Khê thuộc xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa từ lâu nổi tiếng với nghề sản xuất hương trầm và chỉ làm hương thắp trong dịp Tết cổ truyền để thờ cúng ông bà tổ tiên, mỗi nguyên liệu đều được người làng Đông Khê lựa chọn tỉ mỉ, cẩn thận. Qua bàn tay khéo léo khi được kết hợp với những phương pháp gia truyền làm nên những sản phẩm có độ bền, mùi thơm đặc trưng rất thanh khiết dễ chịu.

Nghề đúc đồng truyền thống Chè Đông Thanh Hóa

Làng Chè Đông (hay còn gọi là làng Trà Đông), xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa nghề đúc đồng truyền thống ở đây ra đời từ thế kỷ XVII. Với phương pháp thủ công truyền thống của những nghệ nhân với bàn tay kháo léo, tỉ mỉ đã làm ra nhiều báu vật vô giá như trống đồng, thạp đồng, ly, đỉnh, hạc, rùa và các đồ thờ bằng đồng khác…

Nghề làm Nem, giò, chả Đông Hương Thanh Hóa

Ở Đông Hương (TP.Thanh Hóa) nghề làm nem, giò chả, đặc biệt là nem chua là nghề truyền thống lâu đời, niềm tự hào của người dân xứ Thanh. Nem, giò, chả của Thanh Hóa đặc biệt bởi những công thức bí truyền của người dân kết hợp cùng với những nguyên liệu được chọn lựa kĩ càng đã tạo nên những món ẩm thực nức tiếng Thanh Hóa

Nghề làm nước mắm Do Xuyên Thanh Hóa

Làng Do Xuyên thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia từ lâu đã nổi tiếng bởi nghề làm nước mắm truyền thống ở Thanh Hóa. Với những bí quyết riêng của dân lag: Mắm Do Xuyên được chế biến từ cá cơm tươi ngon kết hợp cùng muối phải lấy từ vùng biển Tĩnhx Gia. Những chum vại để đựng mắm phải làm từ gỗ bằng lăng hoặc gỗ mít thì mắm mới thơm ngon đúng điệu.
Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
Thành Nhà Hồ Thanh Hóa Thành Nhà Hồ Thanh Hóa Khu Di Tích Lam Kinh Thanh Hóa Khu Di Tích Lam Kinh Thanh Hóa Nhà Bia Vinh Lăng - Lam Kinh, Thanh Hóa Nhà Bia Vinh Lăng - Lam Kinh, Thanh Hóa Thái Miếu Lam Kinh, Thanh Hóa Thái Miếu Lam Kinh, Thanh Hóa Thái Miếu Hậu Lê Thanh Hóa Thái Miếu Hậu Lê Thanh Hóa Đền Bà Triệu Thanh Hóa Đền Bà Triệu Thanh Hóa Đền Mai An Tiêm Thanh Hóa Đền Mai An Tiêm Thanh Hóa Chùa Vồm Thanh Hóa Chùa Vồm Thanh Hóa Chùa Sùng Nghiêm Diên Khánh Thanh Hóa Chùa Sùng Nghiêm Diên Khánh Thanh Hóa Đền Cô Chín Thanh Hóa Đền Cô Chín Thanh Hóa Phủ Trịnh Thanh Hóa Phủ Trịnh Thanh Hóa
Thông tin Du lịch Thanh Hóa - Phần 2 đạt 4.14 / 5 với 14 đánh giá