Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi, là một thung lũng dài, hẹp nằm dọc theo lưu vực sông Nin. Sông Nin là con sông dài nhất thế giới (6700km) tạo ra đồng bằng phù sa màu mỡ. Người ta nói sông Nin tạo nên những thảm hoa trên cánh đồng cát rộng lớn và “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Ai Cập là nơi ra đời xã hội có giai cấp và nhà nước sớm nhất trong lịch sử nhân loại, là nền văn minh đầu tiên của loài người - văn minh sông nile.
Người Ai Cập có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo rất phong phú. Họ thờ nhiều vị thần khác nhau, như các thần tự nhiên (sấm, chớp, mây, mặt trời, mưa, gió…) và các súc vật (đặc biệt là bò). Người Ai cập cũng thờ cúng những con vật tưởng tượng như phượng hoàng hay nhân sư. Về sau, thần Mặt Trời trở thành vị thần quan trọng nhất. Nơi thờ thần Mặt Trời đầu tiên là Iunu mà người Ai Cập gọi là Heliopolis, nghĩa là thành phố của thần Mặt Trời
Người Ai Cập cho rằng, linh hồn nhập vào thể xác khi con người ra đời và rời khỏi khi con người chết đi. Nhưng nếu giữ được thể xác nguyên vẹn, một thời điểm nào đó linh hồn sẽ quay về nhập vào thể xác và con người sẽ sống lại. Chính vì vậy họ đã ướp xác người chết. Đối với các Pharaông, người ta xây dựng những kim tự tháp khổng lồ để gìn giữ xác ướp.
Từ "Pharaoh" xuất phát từ tiếng Ai Cập cổ đại và được sử dụng để chỉ vị vua của Ai Cập cổ đại. Chức vụ Pharaoh không chỉ là một tước hiệu hoàng gia, mà còn mang theo tính thần linh thiêng và quyền lực tuyệt đối. Các Pharaoh được tôn trọng như thần linh sống và thường được đặt tên là "Son of Ra" tức Con trai của thần Mặt trời.
Nền văn hóa – văn minh Ai Cập cổ đại không tiếp tục phát triển sau thời cổ đại, bị ngắt quãng và không có ảnh hưởng sâu sắc đối với những thời kỳ lịch sử sau này của Ai Cập và thế giới.
Từ 3100 đến năm 2686 TCN là thời kỳ bắt đầu của nền văn minh Ai Cập cổ đại khi hai vương quốc là Đông và Tây hợp nhất dưới quyền Menes (hay Narmer). Menes 3273 - 2987 TCN là một vị vua Ai Cập, là người đã thống nhất Ai Cập và sáng lập nên Vương triều thứ Nhất, do đó cũng là vị vua đầu tiên của một vương quốc Ai Cập thống nhất.
Trong thời kỳ này, Merneith ( khoảng năm 2925 TCN ) còn được biết dưới các cái tên Meritnit, Meryet-Nit hoặc Meryt-Neith là một Vương hậu nhiếp chính của Ai Cập cổ đại. Merneith đã cai trị Ai Cập và là vị nữ Pharaon đầu tiên của Ai Cập. Tên của Merneith có nghĩa là "Tình yêu của Neith" Neith là một vị thần trong thần thoại Ai cập cổ.
Từ năm 2686 - 2181 TCN là thời kỳ phát triển của Ai Cập cổ đại. Djoser là Kim tự tháp đầu tiên được xây dựng vào khoảng từ năm 2630 đến năm 2611 trước công nguyên.
Pharaoh Khufu (Cheops) đã xây kim tự tháp Giza khoảng 2500 - 2400 TCN. Kim tự tháp Giza là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại và là biểu tượng của sức mạnh và tài năng kỹ thuật của Ai Cập cổ đại. Kim tự tháp Giza cao khoảng 146,6 mét và là nơi an nghỉ của Pharaoh Khufu sau khi qua đời.
2181 - 2055 TCN là thời kỳ suy thoái của Ai Cập cổ đại. Từ 2055 - 1650 TCN là thời kỳ phục hưng của Ai Cập cổ đại. Thời kỳ này bắt đầu bằng việc Pharaoh Mentuhotep II đã thống nhất Ai Cập, đánh bại các lực lượng địa phương và thiết lập lại sự đoàn kết quốc gia sau thời kỳ loạn lạc. Ông còn được biết đến với việc xây dựng đền thờ tại Deir el-Bahari, một công trình kiến trúc ấn tượng.
1650 - 332 TCN Ai Cập chịu ảnh hưởng từ các đế chế ngoại quốc như Nubia, Assyria, Ba Tư, Libya, Kush, đế chế Babylon, đế chế Persian…
332 TCN Alexander Đại đế xâm chiếm Ai Cập. Ông thành lập thành phố Alexandria và đặt ra nền móng cho triều đại Ptolemaic. Alexander Đại đế, còn được biết đến với tên gọi Alexander III là người Macedonia, ông đã đánh bại một loạt các quốc gia và đế chế để mở rộng vương quốc Macedonia của mình từ Hy Lạp đến Ấn Độ. Ông sinh vào ngày 20 tháng 7 năm 356 TCN và qua đời vào ngày 10 tháng 6 năm 323 TCN. Sau cái chết của Alexander, Ai Cập rơi vào tay triều đại Ptolemaic, một triều đại do các tướng của Alexander thành lập. Cleopatra VII, một nữ hoàng nổi tiếng của Ai Cập, là một thành viên cuối cùng của triều đại này.
Sau cuộc chiến tranh giữa Cleopatra VII và Octavian (Sau này là Hoàng đế Augustus của La Mã), Ai Cập trở thành một phần của Đế quốc La Mã. Đây là sự chấm dứt của triều đại Ptolemaic và bắt đầu thời kỳ La Mã tại Ai Cập. Cleopatra VII 69 - 30 TCN là Pharaoh cuối cùng của Ai Cập và được biết đến nhiều nhất. Bà có quan hệ chính trị và tình cảm với các nhà lãnh đạo La Mã Julius Caesar và Mark Antony.
Cleopatra VII có 1 người con trai với Julius Caesar, thiên tử của La Mã, sống tại Rome. Năm 44 TCN, sau khi Caesar bị sát hại bà trở về Ai Cập.
Cleopatra VII có quan hệ tình cảm với Mark Antony từ năm 41 TCN khi Mark Antony đại diện của La Mã đến Ai Cập thảo luận việc chính trị. Cleopatra có 3 người con với Mark Antony. Năm 31 TCN Ai Cập của Cleopatra và Mark Antony chống lại La Mã và thất bại. Cleopatra tự sát bằng cách cho rắn cắn, con Mark Antony tự sát bằng kiếm.
Năm 641 sau công nguyên, Ai Cập bị xâm chiếm bởi quân đội của Đế chế Byzantine và đặt dấu chấm dứt cho sự thống trị La Mã tại Ai Cập. Người Arab trở thành lực lượng thống trị mới, Ai Cập thuộc về đế chế Hồi giáo.
Từ năm 1250 đến năm 1914 Ai Cập trải qua các giai đoạn thống nhất và phân chia dưới quyền lực của các triều đại Mamluk và Ottoman.
Năm 1859, Ai Cập khi đó là thuộc địa của đế quốc Ottoman, kênh đào Suez được xây dựng. Kênh được khởi công ngày 25 tháng 4 năm 1859 và hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Kênh đào Suez dài 193,30 km đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử vận tải đường biển quốc tế, giúp tàu thuyền Á - Âu không phải đi qua mũi phía Nam Châu Phi, rút ngắn 6000 km.
Thời kỳ Chiến tranh thế giới II 1939 - 1945. Nước Anh đã triển khai lực lượng quân sự lớn tại Ai Cập và xây dựng các căn cứ quân sự ở đây để bảo vệ lợi ích của mình ở Trung Đông và bảo vệ tuyến đường biển đến Ấn Độ.
Cách mạng tháng 7 năm 1952 do Quân đội tổ chức và dẫn đầu bởi nhóm sĩ quan quân đội, trong đó có Gamal Abdel Nasser đã lật đổ vương thế của vua Farouk và thiết lập Cộng hòa Ai Cập.
Nasser trở thành Tổng thống Ai Cập và giữ chức vụ này từ năm 1954 đến 1970. Ông đưa ra những biện pháp cải cách xã hội để nâng cao đời sống người dân. Nasser cũng đóng một vai trò quan trọng trong chính trị khu vực và chống lại ảnh hưởng ngoại quốc.
Năm 1956, Ai Cập, Syria và Jordan tạo ra Liên minh Arab để đối mặt với sự ảnh hưởng của quốc tế, đặc biệt là Anh và Pháp. Trong Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1956, quân đội Israel, Anh và Pháp tấn công Ai Cập sau khi Tổng thống Ai Cập Nasser quốc hữu hóa kênh Suez vào tháng 7 / 1956. Quân đội quốc tế rút lui sau áp lực quốc tế, và Ai Cập duy trì kiểm soát kênh Suez.
Sau cái chết của Nasser, Anwar Sadat lên nắm quyền vào năm 1970. Ông tiếp tục cải cách kinh tế, mở cửa cửa khẩu với Israel và bắt đầu quá trình hòa bình với Israel.
Sau cái chết của Sadat, Hosni Mubarak trở thành Tổng thống (1981 - 2011) và giữ chức vụ này suốt hơn 30 năm. Ông đối mặt với sự phê phán về quyền lực và thách thức từ các phong trào dân chủ.
Cách mạng 25 tháng 1 năm 2011 đã đánh đổ chế độ Mubarak, đánh dấu sự bắt đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị. Mohamed Morsi của Hội đồng Quốc gia dân cử trở thành Tổng thống đầu tiên được bầu cử dân chủ, nhưng sau đó bị lật đổ trong quân sự năm 2013.
Abdel Fattah el-Sisi, một tướng lừng danh của quân đội, đã lên nắm quyền sau khi Morsi bị lật đổ. Ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2014, 2018 và 2023.
* Năm 2022, dân số Ai Cập 109 triệu người, GDP khoảng 400 tỷ. Có thể nói, cả dân số và thu nhập Quốc dân đều ngang Việt Nam