Công ty du lịch tại Hà Nội cam kết chất lượng đến cùng

Tóm tắt lịch sử Trung Quốc, 5 phút học lịch sử Trung quốc

Để giúp quý bạn đọc biết tóm tắt lịch sử Trung Quốc, chúng tôi đã biên soạn một bài viết tổng hợp tóm tắt lịch sử Trung Quốc qua các triều đại. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ trình bày các sự kiện quan trọng như các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc và cuộc chiến của quân dân Việt Nam với các triều đại phương Bắc.

Chúng ta sẽ đề cập đến thời kỳ xuất hiện của 4 đại mỹ nhân nổi tiếng trong văn hóa Trung Quốc: Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý Phi. Các nhân vật này không chỉ là biểu tượng về vẻ đẹp, mà còn có vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa của Trung Quốc.

Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu bối cảnh lịch sử của bốn tác phẩm vĩ đại của văn học Trung Quốc: Tam Quốc, Tây Du Ký, Thủy Hử và Hồng Lâu Mộng. Những tác phẩm này không chỉ làm giàu văn hóa Trung Quốc mà còn ảnh hưởng rộng rãi đến văn hóa thế giới.

Tóm tắt lịch sử Trung Quốc trước công nguyên

Triều Hạ - Thế kỷ thứ 16 trước công nguyên

Triều Thương 1847 - 1046 Trước công nguyên.
Tô Đát Kỷ sinh 1076 mất 1046 trước công nguyên thọ 30 tuổi. Người phụ nữ đẹp nhưng vô cùng tàn ác đã làm Triều Thương bị diệt vong.

Nhà Thương khi đóng đô tại đất Ân (Ân Khư, Hà Nam, Trung Quốc) còn được gọi nhà Ân. Truyền thuyết về Thánh Gióng thời Vua Hùng Vương thứ 6 đánh lại giặc nhà Ân, tức thời triều Thương.

Nhà Chu 1046 - 256 TCN
Nước Ngô là một nước chư hầu của nhà Chu. Năm 473 TCN, Việt vương Câu Tiễn đánh bại Ngô vương Phù Sai, nước Ngô bị nước Việt tiêu diệt với kế Mỹ Nhân Kế - Tây Thi đi vào sử sách. Tây Thi là 1 trong 4 đại Mỹ Nhân Trung Quốc

Từ năm 475 TCN đến năm 221 TCN là thời kỳ xuân thu chiến quốc, là thời ký chiến tranh giữa 7 nước được hình thành do sự suy tan của nhà Chu là: Hàn, Ngụy, Sở, Tần, Tề, Triệu, Yên. Kết thúc giai đoạn Chiến Quốc, chiến thắng đã thuộc về nước Tần do Tần Thủy Hoàng trị vì. Chính ông đã lập nên đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Triều Tần 221 - 206 TCN
Tân Thủy Hoàng là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc. Tân Thủy Hoàng xây dựng, kết nối các bức tường thành đặt nền móng cho Vạn Lý Trường Thành. Kinh đô đặt tại Trường An nay là thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây.

Triệu Đà vốn là võ tướng nhà Tần, theo lệnh Tần Thủy Hoàng dẫn quân xuống chinh phạt miền Nam (khi đó là lãnh thổ của các bộ tộc Bách Việt). Ông chiếm được các vùng nay là Quảng Đông, Quảng Tây. Triệu Đà cũng xin Tần Thủy Hoàng di dân 50 vạn người từ Trung Hoa đến vùng này nhằm đồng hóa người bản địa. Năm 210 TCN, nhà Tần ở Trung Hoa diệt vong, nhận thấy triều đình trung ương đã sụp đổ, Triệu Đà bèn tách ra cát cứ, xưng đế và lập nên nước Nam Việt và cai trị suốt giai đoạn 207-137 TCN. Năm 179 TCN, Nam Việt xâm chiếm thành công nước Âu Lạc của An Dương Vương với sự tích "Mỵ Châu rải lông ngỗng dẫn đường cho Trọng Thủy" dẫn đến thất bại của nhà nước Âu Lạc.

Tóm tắt lịch sử Trung quốc sau công nguyên

Nhà Hán 202 TCN - 220 Sau công nguyên
Vương chiêu Quân 1 trong 4 đại Mỹ Nhân Trung Hoa. Nguyên là cung nhân của Hán Nguyên Đế - Lưu Thích vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Tây Hán. Ông trị vì từ năm 49 TCN đến năm 33 TCN. Ông đã ban Vương Chiêu Quân cho ngươi Hung Nô (dân du mục vùng Mông Cổ ngày nay)

Điêu Thuyền - 1 trong 4 đại mỹ nhân Trung Quốc sinh năm khoảng 175 mất không rõ là một trong nhân vật trong Tam Quốc diễn nghĩa.

Trong nhưng năm cuối của Nhà Hán, đã có chiến tranh liên miên giữa thế lực quân Tào Tháo, quân Lưu Bị và Tôn Quyền, tuy nhiên khi đó cả 3 phe phái đều chưa xưng vương nên chưa được gọi Tam Quốc.

➞ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng của hai chi em Trưng Trắc Trưng Nhị năm 40 - 43 chống lại Nhà Hán

Tào Ngụy 220 - 265
Tào Ngụy do Tào Tháo xây dựng tiền đề nhưng con trai Tào Tháo là Tào Phi là người thiết lập nên Tào Ngụy. Tào Phi là vị hoàng đế đầu tiên của Tào Ngụy.

Sau khi họ Tào cướp ngôi lập nên nhà Tào Ngụy, Lưu Bị cũng xưng vương lập nên nhà Thục Hán, và Tô Quyền xưng Đế lập nên nhà Đông Ngô. Từ đây cuộc chiến giữa 3 nước Tào Ngụy, Thục Hán, và Đông Ngô được gọi là Tam Quốc diễn nghĩa. Tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa là 1 trong 4 tứ đại danh tác của Trung Quốc. Tam quốc diễn ra từ năm 220 đến năm 280

Khởi nghĩa Bà Triệu của bà Triệu Thị Trinh năm 248 chống lại quân Đông Ngô

Nhà Tấn ( 266 - 420)
Triều đại này do Tư Mã Viêm cháu nội Tư Mã Ý, con trai Tư Mã Chiêu thành lập, sau thời kỳ Tam Quốc

Nhà Lưu Tống → Nam Tề → Triều Lương → Triều Trần → Triều Tùy từ năm 420 đến 618
Khởi nghĩa của Lý Nam Đế hay còn gọi Lý Bôn hay lý Bí năm 542 - 602 chống lại Triều Lương

Triều Đường 618 - 907
Nhà Đường thành lập bởi gia tộc họ Lý. Triều đại này bị gián đoạn trong thời gian ngắn từ năm 690 đến năm 705, khi Võ Tắc Thiên lên ngôi, tuyên bố sáng lập nhà Võ Chu và trở thành nữ hoàng đế chính thống duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Tác phẩm Tây Du ký là 1 trong 4 tứ đại danh tác của Trung Quốc lấy bối cảnh thời vua Đường Thái Tông nhà Đường ( Vị hoàng đế thứ 2 nhà đường trị vì từ năm 626 - 649)

Dương Quý Phi 719 - 756, còn gọi là Dương Ngọc Hoàn hay Dương Thái Chân, là một phi tần rất được sủng ái của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ ( Vị hoàng đế thứ 7 nhà Đường trị vì từ năm 690 đến 705). Dương Quý Phi là 1 trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc.

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan còn gọi Mai Hắc Đế năm 722 và Khởi nghĩa Phùng Hưng năm 766 - 791 chống lại sự chiếm đóng của nhà Đường

Hậu Lương → Hậu Đường → Hậu Tấn → Hậu Hán → Hậu Chu 907 - 960
Giai đoạn này còn được gọi Ngũ Đại Thập Quốc

Ngũ đại bao gồm năm Triều đại: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu.
Về phần Thập quốc, gồm có: Ngô, Ngô Việt, Mân, Kinh Nam, Sở, Nam Đường, Nam Hán, Bắc Hán, Tiền Thục, và Hậu Thục.

Trong đó có nước Nam Hán là một vương quốc tồn tại từ năm 917 đến năm 971, chủ yếu là trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc (907-960), nằm dọc theo bờ biển phía nam Trung Quốc. Vương quốc này mở rộng kinh đô ở Hưng Vương Phủ, ngày nay là thành phố Quảng Châu. Năm 938 Ngô Quyến đã đánh thắng quân Nam Hán với chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần thứ nhất, chấm dứt 1000 nãm đô hộ và giành lại chủ quyền cho nước ta.

Nhà Tống từ năm 960 đến 1279
Bao Chửng, Bao Trưởng hay Bao Thanh Thiên (999 - năm 1062) nổi tiếng là một vị quan "thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình" dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông - Hoàng đế thứ 4 thời Bắc Tống trị vì từ năm 1022 đến 1063

Thủy hử, tên gốc là Trung nghĩa truyện hay Trung nghĩa Thủy hử truyện, là 1 trong 4 tứ đại danh tác của Trung Quốc lấy bối cảnh vào đời vua Tống Huy Tông, là vị Hoàng đế thứ 8 của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1100 đến năm 1126

Năm 981 Nhà Tống sâm lược nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn đã đánh đuổi giặc Tống với chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần thứ 2 lập nên triều đại nhà Lê (Tiền Lê)

Triều Nguyên 1279 - 1368
Nhà Nguyên hay Đại Nguyên là nhà nước kế tục của Đế quốc Mông Cổ và đánh dấu lần đầu tiên Trung Hoa chịu sự cai trị của một triều đại do người dân tộc thiểu số lập ra. Triều Nguyên do Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt (Cháu nội của Thành Cát Tư Hãn) lập nên vào năm 1271, đến năm 1279 thì công diệt Nam Tống, thống nhất Trung Quốc.

Quân dân nhà Trần đã 3 lần đánh đuổi quân Nguyên Mông vào năm 1258, 1285, 1287. Năm 1288 quân dân nhà Trần đã đánh trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng với chiến thắng lẫy lừng. Đây là chiến thắng thứ 3 trên sông bạch đằng của vua dân nước Việt trong lịch sử.

Triều Minh 1368 - 1644
Xâm lược nước Đại Việt, Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi dựng cờ từ năm 1418 - 1428 giành thắng lợi lập nên nhà Hậu Lê.

Triều Thanh 1644 - 1912 triều đại phong kiến cuối cùng Trung Quốc
Vua Can Long Sinh 1711 mất 799 là hoàng đế thứ 6 của Nhà Thanh và là vị Hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì của Càn Long kéo dài gần 60 năm; từ 11 tháng 10 năm 1735 đến 1 tháng 9 năm 1795. Đây cũng là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh.

Hồng Lâu Mộng 1 trong 4 tứ đại danh tác ra đời trong những năm đầu triều Thanh

Trong thời kỳ tại vị Càn Long đưa quân sâm lược nước ta đa bị vua Quang Trung đánh bại với chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa vang dội mùng 5 tết năm 1789

Từ Hy Thái Hậu 1833 - 1908, là người phụ nữ nắm quyền lực thực tế của triều đình nhà Thanh trong hơn 40 năm. Lên ngôi thái hậu, bà thâu tóm quyền lực, gây bao tội ác. Bà cũng nổi tiếng là người có lối sống vô cùng xa xỉ.

Phổ nghi là vị vua cuối cùng của các triều đại phong kiến Trung Quốc 1906 - 1967
là vị vua thứ 12 và là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ phong kiến Trung Quốc nói chung. Ông lên ngôi lúc 2 tuổi, thoái vị năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và được Phát xít Nhật đưa lên làm Hoàng đế bù nhìn của Đại Mãn Châu Đế quốc năm 1934. Năm 1945, ông bị Hồng quân Liên Xô bắt và quản thúc, sau đó có góp mặt trong phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh của Nhật. Từ năm 1949 đến 1959, ông được trả về nước và bị Quốc vụ viện Trung Quốc quản thúc, giam giữ vì tội danh bắt tay với quân xâm lược Nhật. Tháng 12 năm 1959, ông được thả và sống ở Bắc Kinh như một thường dân cho đến khi qua đời.

Tóm tắt lịch sử Hồng Kong

Trong thế kỷ 19, sau cuộc chiến tranh Opium giữa Anh và Trung Quốc, Hong Kong trở thành một thuộc địa Anh vào năm 1842 theo Hiệp ước Nanking. Hong Kong phát triển nhanh chóng dưới quản lý của Anh, trở thành một trung tâm thương mại quốc tế, với một nền kinh tế mạnh mẽ và dân số đa dạng. Trong Thế chiến II, Hong Kong bị Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1941 đến năm 1945. Sau năm 1945 Hong Kong thuộc Liên Hiệp Anh. Năm 1997, Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ." Hong Kong trở thành Khu Hành chính Đặc biệt của Trung Quốc với một hệ thống chính trị và hành chính riêng biệt, theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".

Tóm tắt lịch sử Ma Cao

Vào thế kỷ 16, Ma Cao trở thành một cảng thương mại quan trọng dưới quản lý của Bồ Đào Nha. Bồ Đào Nha đã xây dựng nhiều kiến trúc lớn tại đây và kiểm soát nó trong một thời gian dài. Năm 1999, Bồ Đào Nha trao trả Ma Cao cho Trung Quốc theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Tương tự như Hong Kong, Ma Cao trở thành Khu Hành chính Đặc biệt của Trung Quốc (SAR - Special Administrative Region) với một hệ thống chính trị và hành chính riêng biệt.

Tóm tắt lịch sử Đài Loan

Tưởng Giới Thạch là lãnh đạo của Đảng Quốc dân Trung Hoa ( Quốc Dân Đảng) và tổng tư lệnh của quân đội Đảng Quốc dân trong cuộc Chiến tranh Trung Quốc chống lại quân đội Nhật Bản trong thế chiến II. Sau cuộc chiến, Trung Quốc đã trải qua nội chiến Trung Hoa (1945-1949) giữa Đảng Quốc dân (Quốc dân đảng) và Đảng Cộng sản Trung Hoa (Đảng Cộng sản Trung Quốc) do Mao Trạch Đông lãnh đạo.

Trong cuộc Chiến tranh Dân tộc Trung Hoa, Đảng Quốc dân thua cuộc và Tưởng Giới Thạch và các thành viên cấp cao của Đảng Quốc dân đã phải rút lui đến Đài Loan vào năm 1949. Đài Loan lúc đó đã trở thành "cuộc nương tự của Đảng Quốc dân" sau chiến thắng của Đảng Cộng sản ở Trung Quốc lục địa.

Tưởng Giới Thạch lãnh đạo Đài Loan và bắt đầu một quá trình tái xây dựng và phát triển đảo này. Dưới quyền lãnh đạo của ông, Đài Loan trở thành một đảo quốc tự trị với nền kinh tế mạnh mẽ và hệ thống dân chủ đa đảng. Trong suốt thời gian ông Tưởng Giới Thạch lãnh đạo Đài Loan, quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc lục địa rất căng thẳng. Trung Quốc chủ nghĩa cộng sản luôn tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan và không bao giờ công nhận sự tự trị của Đài Loan. Cả hai bên duy trì tình trạng ngừng bắn và tranh chấp lãnh thổ, nhưng không thực sự kết thúc cuộc chiến tranh.

Tưởng Giới Thạch qua đời vào năm 1975 và sau đó được kế nhiệm bởi con trai ông, Tưởng Trí Mẫn (Chiang Ching-kuo). Dưới lãnh đạo của Tưởng Trí Mẫn, Đài Loan đã trải qua một sự mở cửa và đổi mới xã hội, nhưng vẫn duy trì mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc lục địa.

Đài Loan tự xem mình là một quốc gia độc lập và có tên chính thức là "Cộng hòa Trung Hoa" (Republic of China). Tuy nhiên, Trung Quốc lục địa (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) và một số quốc gia trên thế giới không công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập. Trung Quốc xem Đài Loan như một tỉnh và luôn tuyên bố chủ quyền đối với đảo này. ( Người Trung Quốc coi Đai Loan là tỉnh thứ 34 của Trung Quốc vì hiện nay, Trung quốc có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 TP trực thuộc Trung Ương và 2 đặc khu Hành Chính tổng là 33 Tỉnh và tương đương)

Đài Loan là một vấn đề đối đầu và phức tạp trong quan hệ quốc tế. Có nhiều quốc gia trên thế giới công nhận Trung Quốc là quốc gia chủ quản của Đài Loan, trong khi một số quốc gia khác vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan và không công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo này.

Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
Tóm tắt lịch sử Trung Quốc, 5 phút học lịch sử Trung quốc đạt 4.18 / 5 với 86 đánh giá